Có các loại u mạch máu phổ biến nào? Người ta phân loại u mạch máu dựa vào những tiêu chí gì? Cần nhận dạng bệnh tình và đưa ra phương pháp điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe. Hãy cùng Nesfaco tham khảo thêm các thông tin liên quan qua bài viết sau nhé.
Contents
1. U mạch máu
U mạch máu là một khối u lành tính thường gặp phải ở trẻ nhỏ. Khối u hình thành do các mạch máu tăng sinh. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân đều có khối u mạch máu xuất hiện tại cùng vị trí. Phần lớn là xuất hiện ở cổ và mặt của bệnh nhân.

2. Các giai đoạn phát triển của u mạch máu
U mạch máu tiến triển theo những giai đoạn như thế nào? Khối u sẽ phát triển qua các giai đoạn cơ bản như sau:
Giai đoạn 1
Giai đoạn đầu hay còn gọi giai đoạn tăng sinh. Khối u hình thành nông trong 3 – 6 tháng đầu mặc bệnh. Khối u hình thành sâu trong 8 – 10 tháng tiếp theo. Trong thời gian này nhiều trường hợp khối u dần tăng trưởng kích thước gấp đôi ban đầu.
Xem thêm >> Dị dạng mạch máu có chữa được không
Giai đoạn 2
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn ổn định của khối u. Sau thời gian giai đoạn đầu khối u ngừng phát triển kích thước.

Giai đoạn 3
Giai đoạn cuối là giai đoạn thoái triển của khối u. Giai đoạn này khối u phát triển chậm, dần dần khối u xẹp lại. Một số trường hợp khác, khối u mạch máu vẫn cứ tăng trưởng và xâm lấn ra các vùng da khác thì nên điều trị sớm.
3. Các loại u mạch máu thường gặp
Mọi người hãy cùng tham khảo qua một vài loại u mạch máu thường gặp như sau để tiện nhận dạng nhé.
U mạch máu nông/sâu dưới da
Đây là loại u mạch máu mọc nông hoặc sâu dưới da. Loại u mạch máu này có tiến triển về kích thước nhưng khá chậm, không gây đau khi sờ trúng. Tuy nhiên nên cẩn trọng với u mạch máu sâu dưới da gây chèn ép đến các bộ phận khác.

U mạch máu phẳng/gồ
U mạch máu phẳng hình thành ở lớp mao mạch của da, không hình thành khối u lồi. U máu phẳng nhìn qua như vết bớt ở trên da, thường gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ người bệnh.
U máu phẳng tiến triển có thể biến thành u máu gồ. Khối u có màu hồng đậm, va chạm có thể bị vỡ chảy máu bên trong. Nếu không cẩn thận có thể gây nhiễm trùng máu nguy hiểm.
Phình mạch rối
Một trong các loại u mạch máu thường gặp khác là phình mạch rối. Loại này hình thành nên từ các khối u máu gồ. Phình mạch rồ gây biến dạng mặt mũi và có thể bị chảy máu khi đụng phải. Mọi người nên lưu ý điều trị sớm tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
U máu tại niêm mạc miệng
Khối u hình thành ở má, môi, lưỡi, hàm ếch… Loại u mạch máu này gây nhiều khó khăn trong việc ăn uống thông thường. Để dài lâu có thể khiến khối u xâm lấn đến các vị trí khác trong miệng.

U máu trong xương hàm
Đây là một trong các loại u mạch máu nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Một vài trường hợp u máu trong xương hàm phát triển từ u máu niêm mạc miệng. Số khác là các khối u tự phát triển từ trung tâm xương hàm, chúng sẽ dần phát triển thêm và phá hủy răng, lợi.
U máu kết hợp
U máu kết hợp chính là loại u có sự kết hợp giữa các loại với nhau. Tùy vào loại cụ thể để xác định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
U máu rải rác
Một trong các loại u mạch máu thường thấy khác chính là u máu rải rác. Khối u mọc rải rác trên da tại nhiều vị trí và dễ bị chảy máu gây nhiễm trùng.
Hội chứng liên quan
Ngoài ra còn có các hội chứng liên quan đến u mạch máu như Hội chứng Sturge-Weber-Krabbe gây ra khối u phẳng trên da và khối u não. Hội chứng này có thể dẫn đến hậu quả động kinh, liệt nửa người, giảm thị lực.

Tiếp theo là hội chứng Klippel-Trenaunay và Parkes Weber là loại khối u não và ở mặt. Loại u mạch máu này dẫn đến biến chứng rối loạn tâm thần, rối loạn khả năng vận động…
Tham khảo thêm >> Nguyên nhân tắc nghẽn mạch máu
4. Phương pháp điều trị các loại u mạch máu
Có thể thấy được u mạch máu được phân làm nhiều loại khác nhau và đều có tính chất nguy hiểm. Dựa vào tình trạng bệnh cụ thể bác sĩ thường áp dụng các biện pháp điều trị như sau:
- Điều trị nội khoa thường áp dụng với trẻ em: dùng thuốc như corticoid, interferon, vincristine, propranolol, hoặc tiêm các chất gây xơ.
- Điều trị ngoại khoa bằng cách tiến hành phẫu thuật hoặc chiếu tia laser. Phẫu thuật áp dụng cho các trường hợp có khối u lớn và lan rộng. Phương pháp chiếu tia laser được áp dụng nhiều hơn vì ít để lại di chứng sau điều trị.
Bệnh nhân mắc phải các khối u mạch máu có nguy cơ gây nhiễm trùng máu nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
5. Lời kết
Thông qua bài viết mọi người đã hiểu thêm về các loại u mạch máu và cách điều trị phù hợp. Hãy chú ý đến các triệu chứng cụ thể để nhận dạng bệnh sớm nhé. Những ai quan tâm đến sản phẩm tự nhiên giúp điều hòa huyết áp, bảo vệ thành mạch máu có thể tham khảo thêm về Apharin. Đây là sản phẩm chất lượng có nguồn gốc tự nhiên được nhiều người tin dùng hiện nay.