Tăng huyết áp do vận động là tình trạng mà nhiều người gặp phải? Thế nhưng nó có nguy hiểm hay không và ảnh hưởng ra sao? Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết.
Contents
Vận động ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?
Vận động là một trong những giải pháp giúp cho ích cho quá trình rèn luyện sức khỏe.Thế nhưng, vận động không đúng cách cũng có những nguy hiểm tiềm tàng. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến huyết áp.

Theo các chuyên gia, việc vận động mặc dù không làm huyết áp tâm trương thay đổi nhưng lại khiến huyết áp tâm thu gia tăng. Những hoạt động như chạy bộ, đạp xe hay bơi lội sẽ cần đến sự hoạt động của cơ bắp. Và điều này dẫn đến việc cơ thể cần nhiều oxy hơn so với lúc thông thường. Chính vì thế, tim bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn để bơm máu cung cấp oxy. Và việc này đã khiến cho huyết áp tâm thu tăng lên vượt mức.
Tăng huyết áp do vận động gây nguy hiểm ra sao?
>>> Có thể bạn quan tâm: Bật Mí Các Cách Chữa Bệnh Huyết Áp Bằng Tâm Sen Hiệu Quả Nhanh
Huyết áp tăng bất thường khi vận động có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bởi vì, khi vận động quá mức, huyết áp tâm thu có thể vượt qua 200mmHg. Đây là con số không hề lý tưởng đối với sức khỏe của người bình thường.
Theo các bác sĩ, mức tăng này cho thấy có thể bạn đã bị mắc bệnh tim. Và khi tim bị ảnh hưởng thì sức khỏe của bạn đang ở mức cảnh báo. Nếu tiếp tục duy trì vận động thì rất có thể bạn sẽ mất mạng.
Chế độ vận động khoa học dành cho người bị huyết áp
Mặc dù vận động hoặc luyện tập thể dục thể thao là cách để giúp huyết áp ổn định. Thế nhưng, nếu không áp dụng đúng đắn sẽ rất dễ làm tăng huyết áp và gây nguy hiểm. Vậy người bị huyết áp cao nên vận động ra sao?
Những nguyên tắc cần phải tuân thủ
Vận động vừa sức
Bạn không nên luyện tập quá nhẹ hoặc quá mạnh. Bởi vì, vận động nhẹ sẽ không thể giúp tiêu hao năng lượng. Ngược lại, vận động quá mạnh có thể làm huyết áp tăng bất thường. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát cường độ thông qua dấu hiệu của cơ thể. Khi người bắt đầu ra mồ hôi thì nên duy trì mức độ vừa phải. Nếu cảm thấy tức ngực, khó thở thì nên ngừng vận động ngay tức khắc.
Đừng quên khởi động toàn thân
Khởi động là bước giúp các cơ làm quen với sự vận động để tránh trường hợp đau nhức. Do đó, bạn cần phải thực hiện các bài tập khởi động trước đó. Đặc biệt là khi chạy bộ, bơi lội hay tham gia các bộ môn thể thao khác.

Giảm tốc độ trước khi dừng lại
Để cơ thể có thể thích nghi với cường độ luyện tập và đảm bảo sức khỏe của các bộ phận, bạn cần phải giảm dần tốc độ vận động trước khi bắt đầu dừng lại hoàn toàn.
Có thể tìm người đồng hành cùng vận động
Việc luyện tập chung với bạn bè người thân sẽ góp phần gia tăng động lực. Hơn nữa, khi có vấn đề xảy ra sẽ có người hỗ trợ và giúp đỡ bạn nhanh chóng hơn.
Vận động đúng cách cho người tăng huyết áp
Theo các chuyên gia, nếu bạn rơi vào trường hợp tăng huyết áp do vận động thì có thể áp dụng một số phương pháp sau đây.
- Vận động cường độ vừa phải khoảng 150 phút mỗi tuần. Như vậy, bạn có thể chia đều số phút vận động cho mỗi ngày hoặc thực hiện khi có thời gian rảnh.
- Nếu vận động với cường độ mạnh hơn thì bạn chỉ cần luyện tập khoảng 75 phút mỗi tuần. Như vậy, cơ thể sẽ không bị thụ động mà ngược lại khỏe khoắn hơn
- Những ai yêu thích bộ môn aerobic thì có thể dành ra 30 phút mỗi ngày để luyện tập khoảng 5 lần trong tuần. Bài tập này còn giúp kiểm soát huyết áp ở mức ổn định.
- Nếu công việc quá bận rộn mà phải ngồi lâu một chỗ thì bạn nên dành ra khoảng 10 phút để vận động. Lúc này bạn có thể vận động nhẹ nhàng đi lại quanh văn phòng để các cơ có thể thư giãn.

Một số lưu ý khi vận động đối với người bị cao huyết áp
Để đảm bảo sức khỏe tốt, mỗi cá nhân cần phải luôn chú ý đến các biểu hiện của cơ thể. Thêm vào đó, mỗi người còn cần phải thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp. Khi nhận thấy chỉ số này vượt mức thì cần có phương pháp kiểm soát ngay. Việc mang theo thuốc huyết áp bên mình là vô cùng cần thiết khi vận động.
Nên lựa chọn bộ môn phù hợp để vận động mỗi ngày. Với những bài tập cường độ quá cao thì không nên thử. Bởi vì, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi bạn tập quá sức.
Lời kết
Những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về tăng huyết áp do vận động. Qua đó, mỗi người khi có ý định luyện tập thể thao cần đặc biệt chú ý.
Và đừng quên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định huyết áp Apharin. Đây là dược phẩm của Nesfaco được nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Không chỉ được điều chế từ nguyên liệu quý với công dụng tuyệt vời mà còn đảm bảo về mặt tiêu chuẩn.
Mọi thông tin chi tiết khi cần mua sản phẩm, vui lòng liên hệ
- Địa chỉ: 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0866.626.768 hoặc 0913.141.131
- Email: info@nesfaco.com
- Website: https://nesfaco.vn/
Xem thêm:
- Tất tần tật về kháng Insulin mà bạn không nên bỏ lỡ
- Tăng huyết áp và phình động mạch có liên quan đến nhau không?
- Bệnh Tiểu Đường Có Ăn Được Đậu Phộng Và Điều Cần Biết
- Lacidipine là thuốc gì và có những ưu điểm nào trong điều trị cao huyết áp?
- Top Các Loại Đường Ăn Kiêng Cho Bệnh Nhân Đái Tháo Đường