Tình trạng tăng Kali máu là như thế nào và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay không? Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng tăng nồng độ kali trong máu là gì và đâu là các dấu hiệu điển hình để sớm nhận biết? Hãy để Nesfaco giúp bạn giải đáp các thắc mắc ngay với nội dung bài viết sau nhé!
Contents
Thế nào là tăng Kali máu?
Đôi nét về ion Kali

Kali là một trong những loại ion dương chiếm tỷ lệ cao nhất trong nội bào với chức năng dẫn truyền xung thần kinh thông qua điện thế hoạt động. Theo đó, điện thế này lại bị chi phối bởi sự chênh lệch nồng độ Kali của nội bào và ngoại bào. Như vậy, để quá trình dẫn truyền xung thần kinh diễn ra bình thường, nồng độ kali có trong máu luôn cần được kiểm soát ở một trạng thái tối ưu.
Không những thế, nồng độ kali cũng tác động không nhỏ hệ thống dẫn truyền thần kinh cơ và có thể gây ra tác động lớn đến cơ thể khi mất sự cân bằng. Mà ba yếu tố chính quyết định đến sự cân bằng này chính là: quá trình bài tiết (thông qua thận), lượng kali đi vào tế bào và lượng kali mất đi ngoài thận.
Tăng Kali máu
Tăng Kali máu được xem là sự rối loạn điện giải thường gặp ở bệnh nhân nội trú là chủ yếu. Trong khi nồng độ Kali bình thường chỉ dao động từ 3,5mmol/L đến 5,0mmol/L thì người bị tăng Kali trong máu lại đạt chỉ số cao hơn 5,0mmol/L. Nồng độ Kali cao cần được phát hiện kịp thời và xử lý ngay lập tức bởi có khả năng gây tử vong cao. Trong đó, thận là cơ quan chủ đạo có vai trò điều hòa lượng ion này, thông qua sự chi phối của hormone aldosterone.
>>Xem thêm: Tìm hiểu công dụng của thuốc Amiloride HCL
Những nguyên nhân gây tăng lượng Kali trong máu

- Bệnh lý liên quan đến thận như: Suy thận cấp, suy thận mạn tính, bệnh addison,…
- Do tác dụng phụ của các nhóm thuốc trị cao huyết áp như: thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn Angiotensin II hay thuốc ức chế beta, thuốc lợi tiểu,…
- Do cơ thể bị bỏng nặng, mất nước nghiêm trọng hoặc sự tàn phá cùng lúc hàng loạt các tế bào hồng cầu.
- Do chế độ dinh dưỡng không cân đối, dung nạp quá nhiều kali so với mức cần thiết.
- Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp I cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng tăng kali ngoài ý muốn.
Những dấu hiệu và triệu chứng tăng kali máu là gì?

Tuy có mức độ nguy hiểm cao nhưng những biểu hiện của tình trạng tăng kali trong máu thường khá mờ nhạt và khó đoán biết. Cụ thể, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, choáng váng, mệt mỏi toàn thân hay ngứa ngáy khắp người,… Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, nồng độ Kali trong máu hơn 7mmol/L, thường xuất hiện thêm chứng rối loạn nhịp tim, tim đập chậm hơn thường lệ và mạch tượng yếu. Khi gặp phải những triệu chứng trên, tốt hơn hết nên thăm khám ngay tại các cơ sở y tế, phòng khi tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm có liên quan.
>>Xem thêm: Tham khảo các cách làm sạch mạch máu hiệu quả
Những phương pháp nào dùng để điều trị tăng kali máu?

- Nguyên nhân chính dẫn đến lượng Kali tăng là gì: do kali nạp vào tế bào tăng nhanh, do chế độ ăn uống, do tác dụng phụ của thuốc hay do ảnh hưởng từ các bệnh về thận gây ra,…
- Bệnh đang diễn biến như thế nào và có rơi vào tình trạng khẩn cấp hay không?
- Tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, các bệnh lý trước đó, loại thuốc đang sử dụng
- …
Theo đó, bệnh nhân bị tăng kali trong máu ở tình trạng nghiêm trọng và có những biến đổi trên kết quả điện tâm đồ sẽ được bác sĩ cấp cứu, điều trị khẩn cấp và theo dõi liên tục để kiểm soát hiệu quả. Ngoài ra, một số biện pháp khác thường được áp dụng như: Áp dụng chế độ dinh dưỡng ít Kali, ngừng sử dụng các loại thuốc làm tăng lượng kali, dùng thuốc lợi tiểu để giảm bớt lượng kali thừa, thực hiện truyền tĩnh mạch calcium hoặc áp dụng lọc máu,…
Kết luận
Nói chung, tăng kali máu là vấn đề sức khỏe nguy hiểm và rất dễ gặp phải ở những bệnh nhân bị chứng suy thận. Lượng kali tăng nhanh dễ khiến cho người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch và có nguy cơ tử vong cao. Chính vì thế, ngay khi phát hiện một số biểu hiện bất thường, nên kịp thời thông báo đến bác sĩ điều trị để được cứu chữa kịp thời.
>>Tham khảo ngay những bài viết mới nhất cùng chuyên mục tại Nesfaco